Xây nhà trên đất của em ruột, muốn đổi lại sổ đỏ có được không?
Trong trường hợp anh trai xây nhà trên đất của em ruột và ngược lại, hiện có cách nào để có thể đổi được sổ đỏ cho nhau hay không?
Độc giả Thanh H. (Quy Nhơn) hỏi: "Bố tôi và chú được ông bà chia đất và làm sổ đỏ xong từ năm 1998. Do gia đình chú làm việc ở thành phố nên mảnh đất của chú được chia để không, có vị trí ở mặt đường nên bố tôi đã xin phép gia đình chú cho xây nhà trên đất của chú để tiện kinh doanh.
Năm 2010, gia đình chú nghỉ hưu về quê sống cũng muốn xây nhà, muốn ở trong ngõ cho yên tĩnh nên đồng ý để bố mẹ tôi xây nhà trên mảnh đất của chú, còn chú sẽ xây nhà ở mảnh đất của bố mẹ tôi trước kia được ông bà chia cho.
Cả gia đình bố mẹ tôi và chú đều cảm thấy thoải mái về điều này nhưng để thuận tiện sau này, cả bố mẹ tôi và chú đều muốn đổi sổ đỏ cho nhau, để nhà của ai trên đất người đó luôn, như thế có được không?".
>> Chiêm ngưỡng tuyến đường cao tốc hơn 31.000 tỷ xuyên rừng ngập mặn đẹp nhất Việt Nam
Tại Điều 27 Luật Đất đai 2024 có quy định cụ thể về Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất như sau:
"Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan".
Ngoài ra, tại Điều 45 Luật Đất đai 2024 cũng đã quy định cụ thể về Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất như sau:
"1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư và trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 124 và điểm a khoản 4 Điều 127 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;
d) Trong thời hạn sử dụng đất;
đ) Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.Điều kiện để thực hiện các quyền của người sử dụng đất, bao gồm chuyển đổi và hoán đổi đất".
Do đó, trong trường hợp trên, cả hai gia đình hoàn toàn có quyền chuyển đổi đất đai. Nhưng việc đổi đất cho nhau chỉ thực hiện khi có đủ điều kiện được quy định tại Điều 45 Luật Đất đai 2024 nêu trên.
Thủ tục hoán đổi đất gồm những gì?
Để tiến hành hoán đổi đất, người dân cần qua các thủ tục sau:
Bước 1: Thỏa thuận giữa hai bên:
Bước 2: Hai bên lập văn bản thỏa thuận về nội dung, điều kiện hoán đổi. Thỏa thuận phải được công chứng tại văn phòng công chứng.
Bước 3: Nộp hồ sơ tại Văn phòng Đăng ký đất đai:
Hồ sơ thực hiện hoán đổi đất gồm:
1. Đơn đề nghị chuyển đổi quyền sử dụng đất.
2. Hợp đồng hoán đổi quyền sử dụng đất đã công chứng.
3. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc) của hai bên.
4. Bản sao giấy tờ tùy thân (CCCD, hộ khẩu).
>> Thủ tướng chỉ đạo phương án kết nối sân bay Tân Sơn Nhất đến sân bay lớn nhất Việt Nam
Người đứng sau những khu du lịch tâm linh hàng chục nghìn tỷ, lập kỷ lục châu Á 
Thần tài 'gõ cửa', TOP 3 con giáp này sẽ kiếm bộn tiền và sở hữu nhà riêng nhờ BĐS