Đây là một trong những thảm kịch kinh hoàng nhất lịch sử hàng không thế giới khi 104 người bị “chết oan”. Sự việc này luôn khiến nhiều người xót xa mỗi khi nhớ lại và nguyên nhân vẫn là một ẩn số.
Thảm kịch kinh hoàng nhất lịch sử hàng không
Năm 1977, chuyến bay MI 185 của SilkAir khi đang trên đường từ thủ đô Jakarta của Indonesia đến Singapore đã đột ngột lao xuống sông Musi gần thành phố Palembang ở Nam Sumatra, Indonesia, vào khoảng 4h13 chiều giờ địa phương ngày 19/12/1997.
Năm 1977, chuyến bay MI 185 của SilkAir đã bay từ thủ đô Jakarta của Indonesia đến Singapore |
Chiếc máy bay Boeing  737 gần như “vỡ nát” hoàn toàn trên không trung và toàn bộ 104 người trên máy bay đều thiệt mạng.
Được biết, Cơ trưởng  của chuyến bay là Tsu Way Ming, 41 tuổi, cựu phi công không quân Singapore và từng có 20 năm lái máy bay chiến đấu Skyhawk kiểu cũ và mới.
Sự cố bất thường giữa không trung
Chiếc Boeing 737 đã rời sân bay quốc tế Soekarno-Hatta của Jakarta lúc 3h37 chiều theo giờ địa phương và dự kiến đến sân bay Changi Singapore lúc 6h05 chiều theo giờ Singapore. Có 104 người trên máy bay , bao gồm cả hành khách và phi hành đoàn.
Bay được 50 phút và đang ở độ cao 11.000m, chiếc Boeing 737 đã đột nhiên “đâm đầu” xuống sông Musi trong vòng chưa đầy 1 phút. Cú lao thẳng đứng làm chiếc máy bay “vỡ tan thành mảnh nhỏ” giữa không trung vì tốc độ rơi quá nhanh. Không một ai sống sót sau cú va chạm khủng khiếp này. Mảnh máy bay lớn nhất tìm thấy chỉ lớn bằng cái bàn.
Bay được 50 phút và đang ở độ cao 11.000m, chiếc Boeing 737 đã đột nhiên “đâm đầu” xuống sông Musi |
Được biết, chiếc Boeing đã bay trong thời tiết đẹp và không phát đi bất kỳ tín hiệu “cầu cứu” nào trước khi rơi. Một nhân chứng cho rằng đã có một vụ nổ trước khi máy bay lao xuống sông, nhưng các nhà điều tra sau đó không tìm thấy bằng chứng nào về việc này.
Phát hiện trong quá trình điều tra
Khi điều tra và tiến hành tìm kiếm xung quanh khu vực máy bay rơi, các đơn vị phụ trách cho biết, phần lớn đống đổ nát được trục vớt đều là những mảnh vỡ nhỏ. Hai trong số những phát hiện quan trọng nhất là bộ ghi dữ liệu chuyến bay (FDR) và máy ghi âm buồng lái (CVR).
Khi điều tra và tiến hành tìm kiếm xung quanh khu vực máy bay rơi, các đơn vị phụ trách cho biết, phần lớn đống đổ nát được trục vớt đều là những mảnh vỡ nhỏ |
Tuy nhiên, quá trình tìm hiểu kỹ về nguyên nhân máy bay rơi gặp nhiều khó khăn. Bởi lẽ thời điểm đó, không có các chứng cứ vững chắc.
Đơn vị phụ trách điều tra tai nạn hàng không kinh hoàng này là Cơ quan điều tra về an toàn giao thông của chính phủ Mỹ (NTSB) và Ủy ban Quốc gia về An toàn Giao thông (NTSC) của Indonesia.
Khi kiểm tra CVR và FDR, họ đều không tìm thấy chứng cứ nào. Theo báo cáo cuối cùng được công bố vào ngày 14/12/2000, cả CVR và FDR đã ngừng ghi ngay trước khi va chạm nhưng vào các thời điểm khác nhau – CVR lúc 4 giờ 05 chiều và FDR lúc 4 giờ 11 chiều. NTSC phát hiện ra rằng máy ghi âm không bị trục trặc, nhưng không thể giải thích tại sao chúng dừng hoạt động lại và tại sao việc dừng đó xảy ra vào các thời điểm khác nhau.
Sau đó, NTSB đã đưa ra 2 kết luận trong báo cáo chính thức, đó là không tìm thấy sự cố kỹ thuật dẫn đến tai nạn, đồng thời CVR và FDR không hoạt động. Họ đã đề cập tới một kịch bản “đáng lo ngại” - đó là do Cơ trưởng Tsu Way Ming tự tử.
Cơ trưởng của chuyến bay là Tsu Way Ming, 41 tuổi, cựu phi công không quân Singapore và từng có 20 năm lái máy bay chiến đấu Skyhawk kiểu cũ và mới |
Hé lộ sự thật - Nhiều điểm trùng hợp
Trong một bài viết trên Wall Street Journal, 6 tháng trước khi xảy ra tai nạn, vị Cơ trưởng của chiếc Boeing đã bị kỷ luật vì tự tiện ngắt CVR.
Chưa hết, người đàn ông cũng đã thua lỗ hơn 1,2 triệu USD khi đầu tư cổ phiếu. Thậm chí, lúc 4 giờ chiều, hồ sơ CVR cho thấy Tsu đã rời buồng lái và 5 phút sau, CVR ngừng ghi. Ông cũng đã mua bảo hiểm nhân thọ gói 600.000 USD có hiệu lực từ ngày 19/12/1997, tức ngày xảy ra tai nạn.
Các nhà điều tra phát hiện thu nhập mỗi tháng của Tsu khó có thể chi trả toàn bộ chi tiêu trong gia đình, đồng thời ông cũng mắc nợ một khoản lớn trong ngân hàng. Hơn nữa, Tsu được biết là có mâu thuẫn với các Cơ phó khác.
Sau tai nạn, cảnh sát Singapore đã chính thức mở cuộc điều tra và cho biết: “Không có bằng chứng cho thấy Cơ trưởng, Cơ phó hay bất cứ phi hành viên nào có ý định tự tử hoặc có động cơ cố ý gây ra tai nạn máy bay”. Tuy nhiên, nhiều người vẫn cho rằng chính Cơ trưởng đã vô hiệu hóa hộp đen và khiến máy bay lao xuống sông vì có quá nhiều điểm trùng hợp.