Cuộc sống trên đê điều của cụm dân cư bãi giữa sông Hồng buộc phải di dời
Hiện nay có đến hơn 400 hộ dân sinh sống ở làng Bắc Cầu, nếu thực hiện di dời để tránh sạt lở theo quy hoạch của nhà nước, các hộ dân sẽ bị đảo lộn cuộc sống.
Nguồn: Laodong.vn
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụm dân cư Bắc Cầu (bãi giữa sông Hồng, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội) thuộc khu vực lòng sông co hẹp, tốc độ dòng chảy cao, dễ bị sạt lở gây mất an toàn khi có lũ.
Vì vậy, quy hoạch 257/2016, quyết định 429/2023 của Thủ tướng xác định Bắc Cầu là một trong 10 khu dân cư phải di dời.
Nguồn: Laodong.vn
Tuy nhiên hiện nay, khu vực này có hàng nghìn hộ dân đang sinh sống từ lâu và có các công trình kiên cố, công trình được thành phố xếp hạng di tích lịch sử văn hóa.
Nguồn: Dantri.com.vn
Sở dĩ có tên gọi Bắc Cầu vì làng nằm ở phía bắc (mạn trên, về phía bắc) cầu Long Biên. Làng xưa có ba xóm rồi phát triển thành 4 tổ dân phố thuộc phường Ngọc Thụy, quận Long Biên như hiện nay.Từ một làng quê ven sông ẩm thấp, lầy lội, ngày nay Bắc Cầu đang được đô thị hóa với đường nhựa cao ráo, nhà cao tầng mọc lên san sát.
Nguồn: Dantri.com.vn
Không chỉ bởi Bắc Cầu vốn là làng cổ, người dân sinh sống nhiều thế hệ mà còn vì làng hiện có gần 2.500 hộ dân sinh sống. Chỉ tính riêng tổ dân phố 36 Bắc Cầu đã có hơn 400 hộ. Chính vì vậy, việc di dời các khu dân cư hiện có ngoài đê sông Hồng sẽ được thực hiện thế nào nhận được nhiều sự quan tâm của người dân và dư luận.
Nguồn: Dantri.com.vn
Theo thông tin từ báo Lao động, Viện trưởng Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội cho biết, đồ án quy hoạch xác định, xây dựng kế hoạch và lộ trình di dời các khu vực dân cư ở khu vực lòng sông co hẹp, mất an toàn khi có lũ lớn.
Nguồn: Laodong.vn
Các hộ dân vi phạm pháp luật về đê điều, nằm trong phạm vi ảnh hưởng về đê điều. Khu vực đang bị sạt lở theo quy định và lộ trình giãn dân đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững, tạo môi trường sống tốt tại khu vực.
Nguồn: Laodong.vn
Các đồ án quy hoạch phân khu đã xác định rõ các yếu tố hạ tầng cơ bản để cải tạo chỉnh trang, tái thiết hệ thống dân cư hiện hữu được tồn tại, bảo vệ theo Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình. Bảo tồn các công trình di tích, kiến trúc có giá trị lịch sử, kết hợp khai thác quỹ đất phát triển mới tạo lập diện mạo cảnh quan đô thị hai sông.
Nguồn: Dantri.com.vn
Quy hoạch phân khu được duyệt đã tuân thủ yêu cầu thoát lũ theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thành phố chủ trương lấy phòng, chống lũ là mục tiêu hàng đầu khi phê duyệt đề án. Do đó, những khu dân cư được tồn tại sẽ phải đáp ứng yêu cầu về hạ tầng, kỹ thuật, bảo tồn đất và phát triển chức năng sẵn có.