Doanh nghiệp khát vốn, ngân hàng "đỏ mắt" tìm khách

05-07-2023 11:22|Linh Nhi

Nhiều doanh nghiệp cho biết trong tình trạng khó khăn như hiện nay, họ phải tìm cách tiết giảm nhiều chi phí, không dám vay ngân hàng bởi chi phí lãi vay là gánh nặng rất lớn.

Vào những tháng cuối năm ngoái và đầu năm nay, nhiều doanh nghiệp “khóc ròng” vì khó tiếp cận nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng để xoay xở kinh doanh dù chấp nhận lãi suất cao.

Song tình hình hiện nay đang có chiều hướng ngược lại. Việc tiếp cận vốn ở các ngân hàng thuận lợi và lãi suất thấp hơn nhưng doanh nghiệp không mặn mà.

Hiện nay, quy mô sản xuất và hoạt động của các doanh nghiệp có xu hướng giảm nên nhu cầu vay vốn giảm. Đang có tình trạng doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực đang khát vốn, thiếu vốn nhưng lại không dám vay vì cho rằng lãi suất còn cao và đồng vốn vay hiện nay khó sử dụng hiệu quả.

Nhiều doanh nghiệp cho biết trong tình trạng khó khăn như hiện nay, họ phải tìm cách tiết giảm nhiều chi phí, không dám vay ngân hàng bởi chi phí lãi vay ngân hàng là gánh nặng rất lớn.

Vì sao doanh nghiệp khó vay ngân hàng?

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính-ngân hàng, cho biết thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn đang phải chịu mức lãi suất cao. Có những doanh nghiệp càng vay, càng làm càng lỗ, đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản.

Ông Hiếu cho rằng, NHNN tiếp tục hạ lãi suất điều hành thêm một lần nữa là động thái rất tốt nhằm hỗ trợ nền kinh tế nhưng khó giúp các doanh nghiệp có thể vay vốn được. Vì các doanh nghiệp có thể vay vốn được hay không không chỉ là vấn đề lãi suất mà còn ở vấn đề về rủi ro. Rất nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động, phá sản khiến rủi ro tăng rất cao, khiến các ngân hàng không dám cho vay.

"Ngân hàng rất muốn cho vay nhưng vì trải qua khủng hoảng kéo dài, các doanh nghiệp hầu như đã không còn đủ điều kiện vay vốn. Nếu cố cho vay thì ngân hàng sẽ phải chịu rủi ro rất lớn", ông TS. Hiếu lý giải.

Nghịch lý ngân hàng lãi ngàn tỉ, còn doanh nghiệp lại ngại đi vay vì lãi suất cao

Bên cạnh đó, các gói tín dụng 40.000 tỷ đồng hoặc 120.000 tỷ đồng có những quy định, điều kiện cho vay rất ngặt nghèo khiến nhiều doanh nghiệp không thể đáp ứng.

"Doanh nghiệp sợ bị thanh tra, kiểm tra mà ngại tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ lãi suất cũng là một trong những lý do đã và đang diễn ra. Bởi nhiều doanh nghiệp hoạt động còn chưa rõ ràng về các khoản thuế. Nếu vay được vốn ở nguồn tín dụng hỗ trợ lãi suất, khi bị thanh tra, kiểm tra biết bao nhiêu những thứ chưa rõ ràng bị phơi bày nên họ không muốn vay nguồn vốn này", TS. Nguyễn Trí Hiếu chỉ rõ.

Bên cạnh đó, sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, tồn kho nhiều, khó khăn cho trong đơn hàng ngay cả trong FDI. Đặc biệt, những khó khăn trong xuất khẩu, hay thị trường bất động sản chưa thực sự sôi động, nhiều dự án chưa thể triển khai.

Với doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện cũng đang rất khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng. Trước đây, năng lực, khả năng tài chính cũng như nhiều tiêu chí khác để đáp ứng vay vốn đã rất khó thì hiện nay càng khó khăn hơn.

“Hiện nhiều doanh nghiệp muốn vay nhưng không chứng minh được điều kiện trả nợ. Nguyên tắc của ngân hàng là muốn vay phải chứng minh được khả năng trả nợ. Cũng có những doanh nghiệp được ngân hàng mời chào vay nhưng lại không có nhu cầu vay vì nhu cầu sản xuất, đầu tư, tiêu dùng đang thấp”, Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú phân tích.

Nghịch lý ngân hàng lãi ngàn tỉ, còn doanh nghiệp lại ngại đi vay vì lãi suất cao

Ngân hàng "đỏ mắt" tìm khách...

Có nghịch lý là các ngân hàng đang "đỏ mắt" tìm khách tốt để cho vay với lãi suất thấp nhưng tìm không ra, trong khi nhiều khách hàng sẵn sàng vay nhưng ngân hàng không dám giải ngân vì sợ rủi ro.

Lãnh đạo một ngân hàng cổ phần lớn cho hay các ngân hàng cũng chịu áp lực tăng trưởng tín dụng, gắn liền với KPI, nhưng khó tìm được khách hàng thỏa tiêu chí như mong đợi để cho vay.

Theo ông Lê Ngọc Lâm, Tổng Giám đốc BIDV, doanh nghiệp khó tiếp cận được vốn, không vay được vốn là do khả năng tài chính của doanh nghiệp, phương án vay không đáp ứng điều kiện vay vốn nên các ngân hàng không thể hạ chuẩn tín dụng để cho vay được.

Theo giới chuyên gia, ngoài giảm lãi suất, để giải quyết câu chuyện tín dụng cần nhiều giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân nhằm khơi thông thị trường, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh.

Trong đó, cần tiến hành miễn, giảm, giãn thuế, phí cho sản xuất kinh doanh; hủy bỏ các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh còn đang gây khó, cản trở doanh nghiệp cũng như sớm có giải pháp xử lý các dự án tồn đọng…

TS Nguyễn Trí Hiếu: 'Việt Nam có cơ hội đón nhận dòng vốn đầu tư từ các công ty Mỹ'

Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu: Thành viên HĐQT độc lập tại nhiều ngân hàng là 'bù nhìn'

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ngan-hang-o-at-bao-lai-nghin-ty-nhung-doanh-nghiep-lai-ngai-vay-von-vi-lai-suat-cao-190768.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Doanh nghiệp khát vốn, ngân hàng "đỏ mắt" tìm khách
    POWERED BY ONECMS & INTECH