Bất động sản

Kỳ bí về ngôi làng 'bất tử' trong lòng đất, rộng 7ha nằm ở độ sâu 23m giữa lòng 'đất lửa' của Việt Nam

Hải Đăng 13/04/2025 20:00

Trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt, nơi đây từng là tiền đồn của miền bắc và cũng là nơi chi viện cho đảo Cồn Cỏ.

Những gì được Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị ghi lại cho thấy, đây là địa phương đầu tiên tập trung khai thác mô hình du lịch DMZ (khu phi quân sự hay còn gọi là giới tuyến quân sự tạm thời).

Từng là mảnh đất bị bom đạn "giày xéo", vùng đất anh hùng này đến nay vẫn còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử đồ sộ, tạo nên những tour du lịch DMZ mang tính "thương hiệu" đặc trưng của địa phương.

>> Nếu sáp nhập, một địa phương của Việt Nam sẽ là 'cực công nghiệp' mới với sân bay quốc tế, cảng cạn và hệ sinh thái sản xuất hoàn chỉnh

Kỳ bí về ngôi làng 'bất tử' trong lòng đất, rộng 7ha nằm ở độ sâu 23m giữa lòng 'đất lửa' của Việt Nam- Ảnh 1.
Địa đạo Vịnh Mốc được xem là ngôi làng dưới lòng đất độc đáo bậc nhất Việt Nam. Ảnh: Internet

Một trong số những "nhân chứng" sống còn sốt lại trên "đất lửa" Quảng Trị chính là địa đạo Vịnh Mốc - ngôi làng dưới lòng đất độc đáo bậc nhất Việt Nam.

Ngôi làng với 3 tầng, nằm ở độ sâu 23m tại khu vực thuộc địa phận xã Vịnh Mốc, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

Kỳ bí về ngôi làng 'bất tử' trong lòng đất, rộng 7ha nằm ở độ sâu 23m giữa lòng 'đất lửa' của Việt Nam- Ảnh 2.
Phía bên trong ngôi làng Vịnh Mốc được thiết kế khoa học. Ảnh: Internet

Thời kỳ kháng chiến, Vịnh Mốc từng là tiền đồn của miền Bắc và nơi đây cũng từng là nơi sáng tạo nên hệ thống làng hầm, địa đạo nằm sâu dưới lòng đất để giữ vững khẩu hiệu "Một tấc đất không đi, một ly không rời. Mỗi làng xã là một pháo đào".

Theo tìm hiểu, địa đạo Vịnh Mốc bắt đầu được quân dân địa phương đào từ năm 1965 và hoàn thành vào ngày 18/2/1966.

Kỳ bí về ngôi làng 'bất tử' trong lòng đất, rộng 7ha nằm ở độ sâu 23m giữa lòng 'đất lửa' của Việt Nam- Ảnh 3.
Nơi đây từng là nơi sinh sống của 92 hộ gia đình. Ảnh: Internet

Địa đạo này gồm 13 cửa ra vào, trong đó có 6 cửa lên đồi và 7 cửa hướng thẳng ra biển. Đường hầm có dạng hình vòm với chiều cao 1,7m, rộng 1,2m; được bố trí thành 3 tầng với độ sâu từ 15-33m.

Toàn bộ đường hầm được đào trên nền đất đỏ bazan mềm, độ kết dính cao và đảm bảo không thể sạt lở. Tầng 1 của ngôi làng sâu dưới lòng đất khoảng 13m, tầng 2 khoảng 15m và tầng 3 sâu trên 23m.

Tổng chiều dài của ngôi làng gần 2km, rộng 7ha, được thiết kế như một ngôi làng dưới lòng đất, với 94 hộ gia đình.

Kỳ bí về ngôi làng 'bất tử' trong lòng đất, rộng 7ha nằm ở độ sâu 23m giữa lòng 'đất lửa' của Việt Nam- Ảnh 4.
Khi tiến hành đào ngôi làng dưới lòng đất này, có khoảng 6.000m3 đất đá đã được người dân đưa ra từ giếng sâu bằng cách kéo thủ công từng chút một. Ảnh: Internet

Dưới đây, có 3 giếng ngọt nhằm đáp ứng sinh hoạt, có hội trường lớn đủ sức chứa 60 người, có bảng tin, nhà hộ sinh, kho gạo, trạm đặt máy điện thoại, đài quan sát, trạm gác, hầm tránh bom khoan…

Công trình thậm chí được đào cao hơn 5m so với mực nước biển, nghiêng từ 8-120 độ từ Nam về Bắc và từ Tây sang Đông để sinh hoạt của người dân diễn ra dễ dàng vào mùa mưa, tránh tình trạng nước đọng.

Phía bên trong địa đạo, mọi chi tiết đều được phân bố một cách chính xác và vô cùng khoa học.

Kỳ bí về ngôi làng 'bất tử' trong lòng đất, rộng 7ha nằm ở độ sâu 23m giữa lòng 'đất lửa' của Việt Nam- Ảnh 5.
Địa đạo Vĩnh Mốc được công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia. Ảnh: Internet

Theo đó, suốt chiều dài bên trong đường hầm đều bố trí các đoạn được đào lõm vào để tranh cho việc đi lại, vận chuyển lương thực hay vũ khí.

Gần khu vực miệng hầm cũng có đường hầm trượt, người dân ngồi ngay ở miệng hầm có thể trượt nhanh xuống tầng sâu 23m để tránh bom khoan - loại bom có thể khoan xuống độ sâu 20m mới phát nổ.

Ở những năm tháng khó khăn của dân tộc, ngôi làng này được xây dựng hoàn toàn bằng những công cụ thô sơ tự tạo.

Khi không có máy ngắm, người dân đã làm những que vòng cung cố định theo đường vòng lên mặt đất, rồi đào theo những đường cong đó.

Khi không có máy móc đo mặt phẳng, người dân đã lấy nước đổ vào chai để làm thước đo; dùng dây buộc vào hòn đá để làm dây dọi đo độ sâu.

Khi tiến hành đào ngôi làng dưới lòng đất này, có khoảng 6.000m3 đất đá đã được người dân đưa ra từ giếng sâu bằng cách kéo thủ công từng chút một, trong đó 90% được âm thầm đổ ra biển, số còn lại được đổ vào hố bom, gốc cây.

Đã không ít lần, nhân dân Vịnh Mốc đã phải củng cố lại ngôi lại này bằng tất cả phương tiện trước sự tàn phá của chiến tranh.

Thậm chí, đã có thời gian người dân phải dỡ nhà để lấy cột gỗ mít để làm cho đường hầm được chắc chắn, xây dựng thêm 200 hầm chữ A cùng 800m giao thông hào khắp thôn, xóm và tích cực nguy trang địa đạo.

Công trình độc đáo này được đánh giá là công trình tiêu biểu của hệ thống làng hầm Vĩnh Linh. Trong suốt hơn 2.000 ngày đêm, nơi đây đã từng là nơi che chở và bảo vệ cho hơn 1.200 người, 17 em bé cũng đã được sinh ra trong lòng địa đạo.

Năm 1976, Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã công nhận địa đạo Vĩnh Mốc là di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia.

Những năm 1979-1980, nhờ những giá trị to lớn của mình mà nơi đây đã được nhiều du khách biết đến. Từ năm 1983 đến nay, nơi này được chính thức đưa vào phục vụ du lịch.

Khi đi trong ngôi làng dưới lòng đất này, các du khách sẽ trải nghiệm và thấu hiểu được sự gian khổ cũng như sức sáng tạo, tinh thần chiến đấu quả cảm của quân và dân Quảng Trị trong những tháng năm bom lửa chiến tranh khắc nghiệt nhất.

>> Tòa nhà chọc trời 128 tầng và 4 tầng hầm ‘đắp chiếu’ chục năm giữa lòng thành phố, vốn đầu tư 10 tỷ USD

Nút giao duy nhất trên cao tốc hơn 34.000 tỷ vào khu kinh tế lâu đời bậc nhất Việt Nam sắp khởi công, gỡ 'nút thắt' sau 6 năm dang dở

Hình hài rõ nét cây cầu trên tuyến đường nghìn tỷ vừa hợp long, góp phần nối thông TP. Nam Định ra đến biển Đông

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/ky-bi-ve-ngoi-lang-bat-tu-trong-long-dat-rong-7ha-nam-o-do-sau-23m-giua-long-dat-lua-cua-viet-nam-202250409170639543.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Kỳ bí về ngôi làng 'bất tử' trong lòng đất, rộng 7ha nằm ở độ sâu 23m giữa lòng 'đất lửa' của Việt Nam
    POWERED BY ONECMS & INTECH