Chứng khoán

Những cổ phiếu thường tăng mạnh trong tháng 9, “săn” mã “đón lộc” sau lễ 2/9?

Băng Băng 30/08/2023 08:51

Tháng 9 là khoảng thời gian tuyệt vời của chỉ số khi trong 1 thập kỷ trở lại đây, có đến 7 năm VN-Index đã tăng điểm trong tháng cuối quý 3.

Thực tế, tháng 9 hàng năm không có nhiềua thông tin hỗ trợ thị trường ngoài một số doanh nghiệp đưa ra ước tính kết quả kinh doanh quý 3 trước khi công bố chính thức vào tháng 10. Do đó, diễn biến khả quan của thị trường trong tháng 9 chủ yếu phản ánh kỳ vọng vào khả năng tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết.

Nếu chỉ xét trên yếu tố này, nhà đầu tư có thể lạc quan với thị trường trong tháng 9 tới bởi nhiều doanh nghiệp được dự báo sẽ hồi phục, lợi nhuận đảo chiều tăng mạnh sau khi khó khăn đã dần vơi.

Nếu không tính năm 2022 chịu ảnh hưởng tiêu cực từ loạt yếu tố trong và ngoài nước, trong 3 năm liên tiếp sàn HOSE ghi nhận có đến 41 cổ phiếu luôn tăng (tức là tăng liên tục 3 năm) trong tháng 9. Một số cổ phiếu nổi bật có thể kể đến như MWG, HBC, DCM, VHC, FPT, FRT và nhiều cổ phiếu điện.

Một trong những động lực tăng trưởng 3 năm liền là bởi tính chất chu kỳ của cổ phiếu, ví dụ ngành bán lẻ như DGW, MWG, FRT sẽ hưởng lợi khi Iphone ra mắt sản phẩm mới thường vào tháng 9-10 hàng năm.

Mới đây, Agriseco đã đưa ra báo cáo về triển vọng các ngành nửa cuối năm và khuyến nghị các cổ phiếu tiềm năng. AGR kỳ vọng từ quý 3 này kinh tế và sức khỏe của các doanh nghiệp sẽ dần khởi sắc trở lại, cũng như tạo ra nhiều cơ hội mới sau phiên giảm mạnh hơn 50 điểm (phiên 18/8) giúp mặt bằng giá trở nên hấp dẫn hơn.

Đối với ngành gỗ, Agriseco Research kỳ vọng LN của các doanh nghiệp gỗ sẽ lấy lại đà tăng trưởng. Hiện nay, doanh số bán nhà mới tại thị trường Mỹ đang có dấu hiệu phục hồi cho thấy những tín hiệu khởi sắc đầu tiên của thị trường nhà ở qua đó giúp kỳ vọng vào sự phục hồi của các đơn hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ. Thị trường BĐS trong nước cũng khả quan hơn nhờ các chính sách hỗ trợ, thảo gỡ khó khăn của Chính phủ

PTB là cổ phiếu được chuyên gia khuyến nghị với giá mục tiêu 60.000 đồng/cp, đây cũng là mã ngành gỗ duy nhất ghi nhận đà tăng trong tháng 9 3 năm liên tiếp.

Với nhóm thép, HSG là cổ phiếu tăng liền mạch trong tháng 9 giai đoạn 2019-2021, trong đó T9/ 2020 tăng hơn 38%.

Theo nhận định của Agriseco, giai đoạn cuối năm 2023, toàn ngành sẽ chứng kiến sự tăng trưởng mạnh trên mức nền thấp cùng kỳ. Giá than có thể tăng nhẹ so với cuối tháng 6 do Trung Quốc có thể gỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu than không chính thức từ Úc, tuy nhiên giá vẫn sẽ ở mức thấp hơn so với giai đoạn đầu năm do cung đang tương đối ổn định. Các doanh nghiệp sản xuất ống thép, tôn mạ phục vụ cho xuất khẩu sẽ được hưởng lợi nhờ mặt bằng giá thép thô, HRC trong nước đang giảm thấp. Các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng đầu ngành và chủ động được nguồn điện sẽ đứng vững tại giai đoạn này nhờ vào khả năng cạnh tranh chi phí và được hưởng lợi từ đầu tư công.

Động lực ngành điện đến từ:

Những cổ phiếu thường tăng mạnh trong tháng 9, “săn” mã “đón lộc” sau lễ 2/9?

Nhu cầu tiêu thụ điện ở nhóm công nghiệp - xây dựng sẽ phục hồi nhờ việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công nửa cuối năm 2023 và thị trường BĐS sẽ ấm dần lên nhờ những chính sách giúp tháo gỡ khó khăn của Chính Phủ.

EVN quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân là 1.920,37 đồng/kWh, tăng 3% so với mức hiện hành. Việc tăng giá điện giúp EVN tăng doanh thu và giảm bớt khó khăn về tài chính. Do đó có dư địa để huy động từ các nguồn điện giá cao hơn.

Mức giá trần trong khung giá mới được Bộ Công Thương công bố thấp hơn lần lượt 20% và 30% so với giá FIT trước đây đối với điện mặt trời và điện gió khiến cơ chế thương mại mới kém hấp dẫn hơn và tạo sự cản trở đối với phát triển NLTT trong thời gian tới.

Các cổ phiếu điện thường tăng trong tháng 9 gồm: POW, BCG, SBA, HDG, SBA, GEG.

Đặc biệt nhóm bán lẻ có nhiều điểm sáng

Sức cầu có sự hồi phục so với nửa đầu năm nhờ các chính sách kích cầu: Các chính sách giảm thuế VAT, giảm lãi suất, tăng lương cơ bản, tăng thị thực visa kỳ vọng sẽ cải thiện sức cầu của người tiêu dùng 2H2023. Chỉ số niềm tin tiêu dùng đã có sự phục hồi nhẹ và dự báo trong 12 tháng tới chỉ số này sẽ tăng lên khi các vấn đề về tài chính của người dân được cải thiện.

19f0860b-bf3c-42ed-a64f-edc31bcfa388.jpeg

Triển vọng cho các nhà phân phối, bán lẻ đầu ngành, tài chính lành mạnh: AGR dự báo các doanh nghiệp đầu ngành bán lẻ sẽ giành thêm được thị phần trong chu kỳ suy thoái khi các đối thủ nhỏ chịu ảnh hưởng đóng cửa. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sẽ tiết giảm được chi phí khi tối ưu mô hình kinh doanh và chi phí lãi vay giảm. Cần lưu ý, lợi nhuận nửa cuối năm của nhóm bán lẻ sẽ vẫn tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ nhưng sẽ có sự cải thiện so với nửa đầu năm. Các bước đệm này sẽ giúp các doanh nghiệp đầu ngành phục hồi dần và tăng trưởng trở lại vào năm 2024.

Tiềm năng dài hạn do Việt Nam là một trong những nước tiềm năng về tăng trưởng ngành bán lẻ: Quy mô thị trường bán lẻ dự báo sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng cao trên 12% CAGR giai đoạn 2023 – 2028 (MordorIntelligence) nhờ (1) Tầng lớp trung lưu Việt Nam gia tăng cùng với thu nhập bình quân đầu người; (2) Tốc độ đô thị hóa vẫn ở mức thấp dưới 40% so với các quốc gia Đông Nam Á (Thái Lan, Philippines) và dự kiến sẽ tăng lên mức 50% vào năm 2030.

Do đó, AGR gợi ý mua MWG, FRT, DGW, đáng chú ý. Theo thống kê, giai đoạn 2019-2021, nhóm bán lẻ luôn tăng vào tháng 9. DGW là cái tên nổi bật nhất ngành bán lẻ của tháng 9 trong 3 năm 2019, 2020, 2021 với mức tăng lần lượt là 7,1%, 19% và 36,8%.

e3011a5e-5d86-4f1e-888e-a04885a9ca49.jpeg

Cổ phiếu đáng chú ý ngày 24/12: MCH, HPG, DCM

Cổ phiếu đáng chú ý ngày 23/12: GAS, VPB, BAF

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nhung-co-phieu-thuong-tang-manh-trong-thang-9-san-ma-don-loc-sau-le-29-198665.html?fbclid=IwAR0p2bxP5zsgj7BzC2Uqzm8sp7_HHuDwKrznVtSS4tS01y1uC-R4rE1ECmE_aem_th_AepGlXnstLsQeI42ERaOXe-L3D-Fma85Ictyq7_dKo2I9_lHlZrZ8T8v9jm2DZ
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Những cổ phiếu thường tăng mạnh trong tháng 9, “săn” mã “đón lộc” sau lễ 2/9?
    POWERED BY ONECMS & INTECH