Xã hội

Huy động 20.000 m² ván tre dựng đảo nhân tạo, thành công xây dựng hệ thống cầu và đường hầm xuyên biển lớn nhất thế giới, chịu được sức gió lên đến hơn 300 km/h

Minh Phát 25/02/2025 - 19:56

Ngoài ra, để hoàn thành cây cầu này còn tiêu tốn hơn 400.000 tấn thép và 1,08 triệu m³ xi măng.

Cầu vượt biển Hong Kong - Châu Hải - Macau dài 54,7 km là hệ thống cầu và đường hầm xuyên biển lớn nhất thế giới. Với tổng vốn đầu tư 18,8 tỷ USD, công trình này bao gồm ba cầu cáp treo, 22,9 km cầu vượt biển và 6,7 km đường hầm dưới biển, kết nối bốn đảo nhân tạo. Cây cầu được thiết kế để chống chịu các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, bao gồm cả những cơn bão mạnh thường xuyên đổ bộ vào khu vực.

Huy động 20.000 m² ván tre dựng đảo nhân tạo, thành công xây dựng hệ thống cầu và đường hầm xuyên biển lớn nhất thế giới, chịu được sức gió lên đến hơn 300 km/h - ảnh 1
Cầu vượt biển Hong Kong - Châu Hải - Macau được thiết kế để chống chịu các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, bao gồm cả những cơn bão mạnh thường xuyên đổ bộ vào khu vực.

Mỗi năm, khu vực này đón khoảng 27-28 cơn bão, trong đó có bảy xoáy thuận nhiệt đới tác động trực tiếp đến vùng ven biển Trung Quốc. Để đảm bảo tuổi thọ và độ bền, hệ thống cầu sử dụng 20.000 m² ván tre trên các đảo nhân tạo - một giải pháp lấy cảm hứng từ thiên nhiên, giúp công trình chống chịu tốt hơn trước môi trường biển khắc nghiệt.

Công trình chính thức khánh thành năm 2018, giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa ba khu vực từ vài giờ xuống chỉ còn khoảng một tiếng. Hiện tại, đây vẫn là cây cầu vượt biển dài nhất thế giới và đứng thứ sáu trong danh sách những cây cầu dài nhất hành tinh.

Huy động 20.000 m² ván tre dựng đảo nhân tạo, thành công xây dựng hệ thống cầu và đường hầm xuyên biển lớn nhất thế giới, chịu được sức gió lên đến hơn 300 km/h - ảnh 2
Cầu dài 54,7 km là hệ thống cầu và đường hầm xuyên biển lớn nhất thế giới

Sau hơn sáu năm đưa vào sử dụng, những tấm ván tre trên đảo nhân tạo vẫn giữ được độ bền, không bị hư hại đáng kể. Theo ông Lou Zhicao, Phó giáo sư tại Viện nghiên cứu tre thuộc Đại học Lâm nghiệp Nam Ninh, mặc dù tre có tốc độ sinh trưởng nhanh, nhưng thành phần dưỡng chất bên trong dễ gây mục ruỗng. Để khắc phục, nhóm nghiên cứu đã áp dụng phương pháp xử lý nhiệt nhằm loại bỏ các thành phần gây mục mà vẫn giữ được độ bền chắc của vật liệu.

Kỹ thuật này giúp rút ngắn hơn 50% thời gian xử lý, đồng thời giúp ván tre chịu được điều kiện ngoài trời trong ít nhất năm năm mà không cần thêm biện pháp chống ẩm mốc. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đã phát triển chất kết dính có hàm lượng formaldehyde và phenol thấp, góp phần giảm thiểu tác động của hóa chất độc hại đối với môi trường.

Huy động 20.000 m² ván tre dựng đảo nhân tạo, thành công xây dựng hệ thống cầu và đường hầm xuyên biển lớn nhất thế giới, chịu được sức gió lên đến hơn 300 km/h - ảnh 3
Sau hơn sáu năm đưa vào sử dụng, những tấm ván tre trên đảo nhân tạo vẫn giữ được độ bền, không bị hư hại đáng kể

Cầu vượt biển Hong Kong - Châu Hải - Macau được thiết kế với tuổi thọ hơn một thế kỷ, có khả năng chống chịu các trận bão lớn và động đất. Công trình tiêu tốn hơn 400.000 tấn thép - gấp 4,5 lần lượng thép được sử dụng để xây dựng cầu Cổng Vàng ở San Francisco (Mỹ) và đủ để dựng nên 60 tháp Eiffel (Pháp). Tổng khối lượng xi măng sử dụng lên đến 1,08 triệu m³.

Cây cầu này có thể chịu được sức gió trên 300 km/h. Đặc biệt, đường hầm dài 6,3 km kết nối hai đảo nhân tạo không chỉ giúp công trình ổn định hơn mà còn tạo lối đi cho tàu bè loại lớn qua lại.

Các nhà hoạch định kỳ vọng, công trình này không chỉ thúc đẩy giao thông mà còn góp phần phát triển kinh tế và du lịch trong khu vực. Với khả năng chịu bão tốt, tính bền vững cao và việc ứng dụng vật liệu thân thiện với môi trường, cây cầu là minh chứng cho sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại và giải pháp xây dựng lấy cảm hứng từ thiên nhiên.

Cận cảnh cầu vượt biển Hong Kong - Châu Hải - Macau

Hiện Trung Quốc là nhà cung cấp tre lớn nhất thế giới, với hơn 4,22 tỷ sào tre được sản xuất vào năm 2022. Tổng giá trị sản lượng công nghiệp từ tre đạt 74,2 tỷ USD vào năm 2023. Nhờ nguồn tài nguyên dồi dào và công nghệ chế biến hiện đại, nước này đang đẩy mạnh ứng dụng tre trong các công trình quy mô lớn, từ cầu vượt biển, đường ống đến nội thất và trang trí.

Bên cạnh cầu vượt biển Hong Kong - Châu Hải - Macau, Trung Quốc còn mở rộng ứng dụng tre vào nhiều công trình hạ tầng lớn trên thế giới. Một trong những dự án tiêu biểu là hợp tác với một công ty công nghệ tại Hàng Châu để xây dựng trần nhà cong bằng tre có tổng diện tích 240.000 m² tại sân bay quốc tế Madrid Barajas (Tây Ban Nha).

Việc tích hợp tre vào xây dựng không chỉ giúp tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có mà còn hướng tới phát triển bền vững. Thành công của cầu vượt biển Hong Kong - Châu Hải - Macau tiếp tục khẳng định vị thế của vật liệu tre trong ngành xây dựng toàn cầu.

* Tổng hợp

Nguồn ảnh: Internet

>> Huy động 50.000 cọc tre xây dựng cây cầu tre dài nhất Đông Dương, trở thành điểm thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới

'Tái sinh' cây cầu bị sập 50 năm trước trên tuyến đường huyết mạch, đề xuất đầu tư hơn 5.000 tỷ

Cây cầu được xây dựng ‘thần tốc’ trong dự án 75.000 tỷ 'về đích' trước kế hoạch 2 tháng

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/huy-dong-20000-m-van-tre-dung-dao-nhan-tao-thanh-cong-xay-dung-he-thong-cau-va-duong-ham-xuyen-bien-lon-nhat-the-gioi-chiu-duoc-suc-gio-len-den-hon-300-kmh-137481.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Huy động 20.000 m² ván tre dựng đảo nhân tạo, thành công xây dựng hệ thống cầu và đường hầm xuyên biển lớn nhất thế giới, chịu được sức gió lên đến hơn 300 km/h
    POWERED BY ONECMS & INTECH